Chế biến Cao động vật

Dụng cụ chế biến keo động vật ở phương Tây

Phương pháp nấu các loại cao động vật đều giống nhau, chỉ phần tẩm sao từng loại xương hoặc sừng có khác nhau và thay đổi theo từng địa phương. Theo kinh nghiệm của nhân dân và Đông y người ta hay dùng các xương thú rừng như xương hổ để nấu cao hổ (cao hổ cốt), xương gấu để nấu cao gấu, xương Khỉ nấu cao khỉ, xương báo nấu cao báo, xương nai, xương sơn dương để nấu cao sơn dương, xương ngựa nấu cao ngựa, xương trăn để nấu cao trăn hoặc dùng toàn bộ con vật để nấu cao như khỉ, sơn dương, gọi là cao khỉ, cao sơn dương toàn tính, có nơi dùng xương các loại súc vật nuôi ở nhà để nấu cao như xương trâu, bò, chó, gà, dê.

Cao xương động vật nói chung phải được bảo quản ở nơi khô mát, kín. Hoạt chất trong xương và sừng chiết bằng nước sôi nên phải giữ cho sôi liên tục không ngắt quãng. Dịch chiết khi loãng rất dễ nhiễm khuẩn lên men thôi và độc cho nên lấy ra phải cô ngay, cô liên tục, nhiệt độ khi cô phải đảm bảo 70 °C trở lên. Trước đây người ta còn chú ý bảo đảm mặt cao cho đúng quy cách, khi cắt ngang miếng cao thì cao phải có hai lớp, lớp gần mặt có màu nâu hơi vàng, lớp dưới nâu đen.

Mỗi nước chiết cô đến gần được thì để yên hoặc nạo vét nhẹ nhàng trên lửa rất nhỏ cho mặt cao nổi lên, hớt lấy để riêng. Sau khi trộn và cô cả 3 nước chiết xong sẽ lấy phần hớt để riêng đổ vào chậu cô, khẽ khuấy cho tan đều và vẫn nổi trên mặt, vẫn nạo vét nhẹ để cao khỏi bén. Khi đổ cao ra khay không làm lộn mặt cao. Để nguội sẽ được một mặt cao vàng nâu và bóng đẹp, phần này là bổ nhất và tác dụng mạnh nhất trong cao. Bã xương còn lại chứa nhiều các muôi calci, không nên bỏ đi mà nên thu lại để chế thành muối tricalci phosphat dùng làm nguyên liệu chế cốm calci là thuốc bồi bổ chữa bệnh còi xương và chậm lớn của trẻ em cũng như dùng làm thuôc bổ sung calci cho cơ thể.